Tơ lụa Tô Châu trứ danh ở Trung Quốc
Tô Châu thuộc địa phận tỉnh Giang Tô và nằm trên tuyến đường sắt Kinh Hồ nối liền Thượng Hải - Nam Kinh. Nằm dọc sông Dương Tử, gần Thượng Hải và giáp Thái Hồ, Tô Châu là quê hương của cội nguồn nghề tơ lụa nổi tiếng một thời, đặc biệt sự phát triển đó dễ dàng nhận thấy ở hai triều Minh và Thanh. Chính vì vậy trong thời kỳ ấy đã tập trung việc xây dựng các công xưởng lụa Tô Châu, những vùng chuyên sản xuất tơ lụa để phục vụ nhu cầu thiết yếu mua bán giao thương với các nước.
Nghề nuôi tằm để lấy tơ dệt lụa đã có ở Trung Hoa đã có cách đây 3000 năm trước Công Nguyên. Ðến đời Ðường và Tống (618-1279), lụa được xem như đơn vị tiền tệ để bán buôn trao đổi giữa các nước. Đồng thời đây cũng là món hàng quý để các nước chư hầu triều cống cho những nước lớn.
Sự phát triển lụa mãi cho đến đời vua Vạn Lịch (Wanli) nhà Minh (1573-1620), vùng ngoại ô Tô Châu toàn là ruộng dâu, trồng để lấy lá nuôi tằm. Lụa Tô Châu đẹp bền lại mềm mát và mịn. Chính vì đặc trưng này, người La Mã Ai Cập Ba Tư Ấn Ðộ biết tiếng và họ đã sang mua. Con Ðường Tơ Lụa (Silk Road) bắt đầu hình thành từ những điều này ở thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên, rất nhộn nhịp những thương buôn.
Nguồn gốc Tơ lụa Tô Châu
Theo truyền thuyết, có một bộ tộc tên Tây Lăng Thị tồn tại trong thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa. Thời ấy, trong Tây Lăng thị, có người con gái tên Luy Tổ vừa xinh đẹp vừa tài năng thông tuệ. Sau này, bà trở thành vợ của Công Tôn Hiên Viên nước Hữu Hùng. Sau này, khi Hiên Viên đánh bại Xi Vưu và lên làm Hiên Viên Đế, Luy Tổ trở thành Hoàng Hậu.
Một ngày nọ, khi Hoàng hậu đang thưởng trà dưới cây dâu tằm, một kén tằm rơi vào chén trà của bà rồi nhả tơ. Hoàng hậu rất yêu thích sợi tơ lấp lánh này nên đã sai người tìm hiểu và phát hiện ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ từ kén tằm, thậm chí bà cũng là người phát minh ra cuộn tơ và khung cửi. Dù không biết truyền thuyết chính xác được mấy phần, nhưng tất cả chúng ta đều biết đến lụa và biết rằng trở thành sản phẩm độc quyền của nền văn hóa Trung Hóa trong suốt 3000 năm.
Thời gian đầu, lụa chỉ được sử dụng cho tầng lớp hoàng tộc của Trung Hoa, nhưng sau đó, lụa trở nên phổ biến hơn trong tầng lớp đại chúng. Dần dà, lụa vươn ra ngoài biên giới đất nước này và được ưa chuộng ở những nơi có thương nhân Trung Quốc đến giao dịch.
Nhu cầu sử dụng tơ lụa ngày một tăng cao, từ đó, Con đường Tơ Lụa Trứ Danh ra đời. Lụa từ Trung Hoa được mang đến phương Tây, còn vàng, bạc và len thì theo con đường này về Trung Hoa. Tuy nhiên, con đường này lại không phải con đường Vàng Bạc hay Len, bởi vì người xưa coi trọng tơ lụa hơn cả vàng bạc.
Giá trị Tơ lụa Tô Châu trứ danh
Tơ lụa Tô Châu mang tính chất mềm mại, mát mẽ (ngay cả ngày hè oi bức), góp phần tôn thêm cho vẻ đẹp quý phái của nữ tính. Đấy là những đặc điểm riêng chỉ có ở lụa Tô Châu, tạo nên nét đặc trưng riêng và quyến rũ đối với khách thương từ các nước trên khắp dọc con đường tơ lụa đi qua.
Công nghiệp Tơ lụa Tô Châu
Tô Châu nổi tiếng với nghề tơ lụa hiện có tới 179 nhà máy tơ lụa đang hoạt động trong đó ở nhà máy tơ lụa số 1 có bảo tàng về nghề tơ lụa với lịch sử hơn 5000 năm. Các nhà máy tơ lụa bán rất nhiều sản phẩm tơ lụa đẹp và bền như chăn tơ tằm áo tơ tằm lụa tơ tằm mỏng mảnh và sang trọng.
Đến tham quan xưởng Tơ lụa Tô Châu, du khách được xem quá trình công nghệ của nghề tơ lụa: luộc kén kéo tơ dệt lụa và thêu những bức tranh bông hoa chim chóc mèo hổ rất đẹp. Tiếng máy chạy rì rào trong các phân xưởng, người thợ lặng lẽ chăm chút từng cái kén sợi tơ… cần mẫn để tạo nên sản phẩm giá trị này.
Cuối cùng là những gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm tơ lụa như quần áo đồ lót mền gối. Vì bán cho du khách nước ngoài nên giá cả rất đắt và không trả giá được. Món được nhiều người trong đoàn mua nhiều nhất là chăn tơ tằm có người mua đến 2 3 chiếc. Những tấm chăn mềm mại thông hơi mát vào mùa hè lại ấm trong mùa đông.